Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Thứ hai - 25/07/2022 10:18 1.399 0
Trong những năm qua, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước từng bước được quản lý chặt chẽ và tuân thủ quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế như: Nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của công tác quản lý tài nguyên nước chưa cao; vẫn có các vi phạm trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước; sự phối hợp chưa kịp thời giữa các cơ quan quản lý và chính quyền các cấp, do đócần tiếp tục được chấn chỉnh trong thời gian tới.
z3814332398816 70d839cc28c028716ee35216b05b1058

Để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước có hiệu quả; nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể và nhân dân trong việc giám sát các hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đề nghị các cơ quan và các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước, các thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên nước để đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản thay thế bảo đảm phù hợp với Luật Tài nguyên nước và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành;
Phối hợp với các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kịp thời tổ chức triển khai các văn bản về quản lý tài nguyên nước mới ban hành; tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về tài nguyên nước để các tổ chức, cá nhân trong tỉnh biết, chấp hành; 
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh. Phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo quy định; thực hiện việc quản lý, cấp phép tài nguyên nước theo đúng quy định đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh ủy quyền; tổ chức xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống quản lý, giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước và quản lý, lưu trữ thông tin khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh; tổ chức thẩm định, trình phê duyệt phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định.
 Sở Công Thương khi xây dựng các phương án phát triển các khu, cụm công nghiệp phải có kế hoạch khai thác, sử dụng nước và xả nước thải phù hợp với quy hoạch tỉnh và đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật hiện hành;
Sở Xây dựng phối hợp, hướng dẫn các chủ đầu tư khi thực hiện các dự án cấp nước, thoát nước, xả nước thải vào nguồn nước phải lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tài nguyên nước và Giấy phép môi trường theo quy định của Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường.Yêu cầu đơn vị thi công tuân thủ việc bảo vệ nước dưới đất đối với các hoạt động khoan khảo sát địa chất công trình theo quy định. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các chủ đầu tư trong việc thực hiện đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn về công trình hạ tầng kỹ thuật. Trong quá trình lập, thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng phải bố trí diện tích phù hợp cho xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và phải chú ý đến vấn đề xả nước thải vào nguồn nước để không làm ảnh hưởng đến môi trường và các tầng chứa nước;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình đầu tư hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas, các cơ sở chế biến nông sản xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường; tổ chức vận động nhân dân thu gom chất thải phát sinh trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đúng quy định, không làm ô nhiễm nguồn nước. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy phép hoạt động trong phạm vi công trình thủy lợi đối với hồ chứa nước: Dầu Tiếng, Tha La theo đúng quy định và cấp Giấy phép hoạt động trong phạm vi công trình thủy lợi theo ủy quyền tại Quyết định số 236/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ủy quyền cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản lập hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác tài nguyên nước mặt, giấy phép môi trường; thực hiện các biện pháp giảm thiểu đưa chất độc hại vào nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình thủy lợi, đơn vị cấp nước sinh hoạt nông thôn thực hiện lập hồ sơ đề nghị cấp phép tài nguyên nước đối với các trường hợp phải cấp phép theo quy định; phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường trong triển khai, thực hiện Phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước; thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước và thủy lợi; xây dựng và đề xuất phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt đối với các công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/9/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt;
Chỉ đạo theo chức năng nhiệm vụ hoặc tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tăng cường bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát diện tích quy hoạch sử dụng đất rừng phòng hộ đầu nguồn trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt để tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt.
Sở Kế hoạch và Đầu tư khi tiếp nhận, thẩm định các dự án đầu tư có sử dụng nước và xả nước thải phải phối hợp, lấy ý kiến của các cơ quan  liên quan để thống nhất về phương án cấp nước, thoát nước, xả nước thải vào nguồn nước. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ, dự án về tài nguyên nước và các nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước từ nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn khác theo quy định.
Sở Tài chính chủ trì cân đối, phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ, đề án, dự án về tài nguyên nước và các nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên theo đúng quy định. Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành bộ đơn giá tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh, phù hợp với khung giá tính thuế tài nguyên thiên nhiên do Bộ Tài chính ban hành.
Sở Giao thông vận tải khi xây dựng công trình, tuyến giao thông thủy phải phù hợp với quy hoạch có liên quan và tuân thủ quy định tại Điều 50 Luật Tài nguyên nước năm 2012.
Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tăng cường quản lý hoạt động thể dục, thể thao, giải trí, du lịch liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phối hợp quản lý nguồn nước tại các cơ sở du lịch, danh lam thắng cảnh, đảm bảo việc khai thác sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, không gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, cản trở dòng chảy và các ảnh hưởng xấu khác đến nguồn nước.
Sở Y tế tăng cường công tác kiểm tra việc đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế, chất thải y tế của các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước khai thác cho mục đích sinh hoạt đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh nước sạch trong tỉnh; nếu chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn, không hợp vệ sinh phải hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị có biện pháp khắc phục kịp thời; đồng thời báo cáo, đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh để xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm.
Cục Thuế tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản thuế, phí liên quan đến tài nguyên nước; tiếp nhận quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thuộc thẩm quyền cấp phép của Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường; ban hành thông báo, quản lý thu, nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo đúng quy định. Thường xuyên rà soát, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những nội dung không còn phù hợp, không khả thi trong chính sách thu thuế liên quan đến tài nguyên nước.
Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường chủ động phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường. Chỉ đạo các đơn vị có liên quan, công an các huyện, thành phố tăng cường các biện pháp nắm tình hình, phát hiện, kịp thời kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng quy định.
Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; hòa giải, giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước theo thẩm quyền; tăng cường kiểm tra, giám sát (đến xã, phường, thị trấn) các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước trái phép. Quản lý chặt chẽ việc thu gom, xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải của các khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu du lịch và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Thực hiện việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông suối, hồ tự nhiên trên địa bàn; cập nhật ranh giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm trên địa bàn thành phố, thị xã và huyện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước; chủ trì tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân theo quy định.
Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận động, tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình đầu tư hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể biogas, các cơ sở chế biến nông sản xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường; tổ chức vận động nhân dân thu gom, xử lý vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công trình cấp nước nông thôn, bảo vệ nghiêm ngặt chất lượng nguồn nước; Phối hợp với các đơn vị quản lý công trình cấp nước sinh hoạt tổ chức xác định trên thực địa và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; tuyên truyền, vận động nhân dân tuân thủ các quy định trong phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt. 
Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất trái phép, các hoạt động xả thải gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng trên địa bàn.
Tiếp tục rà soát, đôn đốc các chủ giếng thực hiện xử lý, trám lấp các loại giếng khoan không sử dụng trên địa bàn theo quy định của Thông tư số 72/2017/TT-BTNMT. Trong đó, tập trung rà soát các giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất, dựa án nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm, thăm dò địa chất và khoáng sản, khảo sát địa chất công trình đã thực hiện xong trên địa bàn tỉnh mà không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng, đồng thời yêu cầu các chủ giếng (chủ dự án ) thực hiện việc xử lý, trám lấp theo quy định.
Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên nước; tổ chức vận động nhân dân thu gom, xử lý vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, không vệ sinh dụng cụ bón phân, bình phun thuốc trên sông, suối, kênh mương nhằm tránh gây ô nhiễm nguồn nước.
Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước chỉ được khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đối với trường hợp phải có giấy phép hoặc xác nhận đăng ký đối với trường hợp phải đăng ký khai thác (trừ những trường hợp không phải xin cấp giấy phép theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước); đồng thời chỉ được thực hiện theo phạm vi, quy mô của Giấy phép đã được cấp. Khai thác nước phục vụ cho mục đích cấp nước sinh hoạt phải xây dựng vùng bảo hộ vệ sinh theo quy định tại Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT;
Chỉ được hợp đồng với đơn vị thi công có Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất tiến hành thi công các công trình thăm dò, khai thác nước dưới đất sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đối với trường hợp phải xin phép hoặc xác nhận đăng ký đối với trường hợp phải đăng ký khai thác;
Trường hợp có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước thì phải áp dụng các công nghệ phù hợp để xử lý nước thải phát sinh tại cơ sở, bảo đảm đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả vào nguồn nước tiếp nhận và chỉ được xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấpphép đối với các trường hợp phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định;
Thực hiện đầy đủ nội dung yêu cầu của Giấy phép tài nguyên nước hoặc nội dung Tờ khai đăng ký đã được xác nhận, thực hiện các nghĩa vụ trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Tài nguyên nước;
Thực hiện việc khoan điều tra, khảo sát, thăm dò và khoan khai thác nước dưới đất phải có Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, có thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn nơi có công trình khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
 Đề nghị Công ty TNHH MTV khai thác thuỷ lợi Tây Ninh và Công ty TNHH MTV khai thác thuỷ lợi Dầu Tiếng – Phước Hoà xây dựng Phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện, thuỷ lợi theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 43/2015/NĐ-CP và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện cắm mốc, bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa để quản lý bảo vệ. Duy trì dòng chảy tối thiểu sau đập đảm bảo giá trị quy định.Thực hiện việc giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định. 
 

Tác giả: BCXB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Hộp thư điện tử Tây Ninh
CÔNG KHAI, MINH BẠCH
Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Tây Ninh lần thứ II - năm 2022
Họp không giấy
Tôn chỉ mục đích các cơ quan báo chí
Công báo tỉnh Tây Ninh
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM
Danh sách người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
Hướng Dẫn Dịch Vụ Công
Danh sách phóng viên thường trú địa bàn Tây Ninh
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập92
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm68
  • Hôm nay18,206
  • Tháng hiện tại395,318
  • Tổng lượt truy cập15,093,434
Tra cứu hồ sơ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây